Chiến dịch Chim hoàng yến của tình báo phương Tây Sự_kiện_Thiên_An_Môn

Chiến dịch Chim hoàng yến là một chiến dịch tình báo của phương Tây để giúp các nhân vật lãnh đạo cuộc biểu tình tại Thiên An Môn thoát khỏi sự bắt giữ của chính phủ Trung Quốc bằng cách giúp họ bí mật trốn ra nước ngoài qua ngả Hồng Kông[80] Bộ Ngoại giao Pháp cũng như các cơ quan tình báo phương Tây như Cơ quan tình báo mật của Anh (MI6) và Cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã tham gia vào chiến dịch này, bao gồm việc bí mật đưa vào Trung Quốc các loại vũ khí, kính nhìn đêm và các thiết bị gây nhiễu sóng[81] Những người tham gia khác bao gồm các chính khách, người nổi tiếng, doanh nhân và cả Hội Tam Hoàng (mafia Hồng Kông)[82][83]

Chiến dịch này bắt đầu vào cuối tháng 6 năm 1989, ngay sau Văn phòng Công an thành phố Bắc Kinh ban lệnh vào ngày 13 tháng 6 năm 1989 để bắt giữ các nhà lãnh đạo của "Liên đoàn sinh viên tự trị Bắc Kinh" (tổ chức lãnh đạo cuộc biểu tình) đang chạy trốn. Chiến dịch đã kéo dài cho đến năm 1997.[84] Chiến dịch đã đưa thành công hơn 400 nhân vật bất đồng chính kiến chống chính phủ Trung Quốc bí mật sang Hồng Kông, sau đó đưa họ sang các nước phương Tây.[85] Nhiều nhân vật lãnh đạo cuộc biểu tình đã trốn thoát nhờ chiến dịch này, bao gồm Ngô Nhĩ Khai Hy, Sài Linh, Lí Lục, Phong Tòng Đức, Chen Yizi, và Su Xiaokang[86]

Theo tờ Washington Post, ngay sau khi cuộc biểu tình ở Bắc Kinh bị đập tan, "Liên minh ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước ở Trung Quốc" (một tổ chức chính trị Hồng Kông) đã lập ra một danh sách ban đầu gồm 40 nhân vật bất đồng chính kiến ​​mà họ tin rằng có thể tạo thành hạt nhân của "một phong trào dân chủ Trung Quốc lưu vong", với sự giúp đỡ về nhân lực, vật lực của các cơ quan tình báo phương Tây. Các nhóm buôn lậu, thậm chí cả Hội Tam Hoàng (Mafia Hồng Kông) đã được thuê để bí mật đưa những nhân vật này tới Hồng Kông bằng đường biển. Một cuộc giải cứu trung bình tốn 5.000 đôla, mặc dù một số nhà lãnh đạo chống chính phủ nổi bật có giá tới 70.000 đôla. Tổng chi phí của chiến dịch tốn kém ít nhất là 2 triệu USD. Chính quyền Anh (khi đó quản lý Hồng Kông) đã đồng ý cho phép Chiến dịch Chim hoàng yến tiếp tục miễn là những nhân vật đó rời khỏi một cách im lặng và nhanh chóng đến một nước thứ ba[87]

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Alistair Asprey, cựu Bộ trưởng An ninh tại Hồng Kông, nói rằng các quan chức phương Tây đã gặp gỡ các nhân viên của lãnh sự quán nước ngoài vào những dịp khác nhau để hỏi về việc nước họ có nên chấp nhận đón những người bị Trung Quốc truy nã[88] Chu Yiu-ming, một thành viên cốt lõi của Liên minh, cũng đã gửi thư cho các chính phủ nước ngoài yêu cầu họ chấp thuận đơn xin tị nạn.[89] Ba nhà hoạt động ở Hồng Kông liên quan đến Chiến dịch đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ ở đại lục, nhưng sau đó được thả sau khi có sự can thiệp của chính phủ Hồng Kông[86]

Nhờ chiến dịch này, 7 trong số 21 nhân vật lãnh đạo cuộc biểu tình bị truy nã gắt gao nhất đã trốn thoát khỏi Trung Quốc[82][90] Bảy người trốn thoát gồm Ngô Nhĩ Khai Hy, Sài Linh, Lí Lục, Phong Tòng Đức, Liang Qingtun, Wang ChaohuaTrương Bá Lạp, 14 người khác ra đầu thú hoặc bị bắt[91] 7 người này, sau khi tới Mỹ hoặc Pháp, đã tiếp tục những hoạt động chống chính phủ Trung Quốc tại hải ngoại trong suốt 30 năm sau đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_kiện_Thiên_An_Môn http://news.brisbanetimes.com.au/china-investigate... http://www.theage.com.au/world/china-tightens-info... http://cpc.people.com.cn/GB/33837/2535031.html http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64164/4416141.ht... http://cryptome.cn/tk/tiananmen-kill.htm http://www.google.cn/ http://www.alternativeinsight.com/Tiananmen.html http://blog.boxun.com/hero/201106/wurenhua/3_1.sht... http://blog.boxun.com/hero/201106/wurenhua/4_1.sht... http://blog.boxun.com/hero/64/27_2.shtml